Vị trí
Khoa Dược – Điều dưỡng là Khoa đào tạo Đại học chịu sự chỉ đạo và quản lý của Hội đồng trường, Ban Giám Hiệu Trường Đại học Tây Đô, đồng thời phối hợp với các Khoa và Phòng, Ban chức năng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo khối ngành sức khỏe.
Chức năng
- Khoa tham mưu cho Hiệu Trưởng về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc các chuyên ngành của đơn vị.
- Thực hiện đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng kiến thức các chuyên ngành; quản lý công tác chuyên môn và quản lý sinh viên thuộc trách nhiệm và thẩm quyền.
Nhiệm vụ
1. Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Trường, hướng dẫn sinh viên làm khoá luận, tiểu luận tốt nghiệp.
2. Lưu trữ lý lịch khoa học, bản photo có chứng thực bằng cấp, các chứng chỉ cần thiết của giảng viên mời giảng.
3. Làm các hợp đồng mời giảng viên ngoài Trường theo quy định của Trường (đúng nhu cầu, đúng chuyên môn).
4. Tổ chức thi học kỳ theo kế hoạch của phòng Đào tạo; nhận điểm của sinh viên hoãn thi, sinh viên học lại, điểm chuyên cần, điểm thực hành, bài thi của giảng viên thỉnh giảng chuyển phòng Đào tạo và Trung tâm KT&ĐBCLGD 01 bộ gốc.
5. Tổ chức dự giờ đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên các bộ môn thuộc Khoa hằng năm theo quy định.
6. Dự trù trang thiết bị, hóa chất, tài liệu đáp ứng đủ và kịp thời cho chương trình
giảng dạy chuyên môn theo kế hoạch của phòng Đào tạo.
7. Lên kế hoạch bảo trì, đôn đốc việc kiểm tra và sửa chữa máy móc, thiết bị, phòng ốc thuộc đơn vị.
8. Tổ chức, phân công các bộ môn biên soạn và lưu trữ tập bài giảng, giáo trình.
Quyền hạn
1. Được tham gia xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các chuyên ngành Dược, Điều dưỡng và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép.
2. Quản lý khối lượng giờ giảng, giờ nghiên cứu khoa học, giờ hướng dẫn khoá luận, tiểu luận của giảng viên.
3. Làm thủ tục giới thiệu sinh viên đến các cơ sở thực tập thực tế.
4. Theo dõi/động viên giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Lập kế hoạch giảng dạy, lịch thi và tổ chức thi kết thúc học phần.
6. Liên hệ mời giảng, soạn thảo hợp đồng giảng dạy đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức đưa đón, bố trí chỗ nghĩ cho giảng viên.
7. Quản lý việc giảng dạy của giảng viên, tình hình học tập của sinh viên nhằm kịp thời đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo.
8. Tổ chức, tham gia việc thẩm định bài giảng, giáo trình giảng dạy đúng yêu cầu chuyên môn.
9. Tham gia mở các mã ngành mới.
10. Tham gia tư vấn tuyển sinh.
11. Tham gia các phong trào đoàn thể.
12. Tham gia sinh hoạt đầu khoá học, sinh hoạt tốt nghiệp cuối khoá cho sinh viên